top of page
Library

Kiến thức cơ bản

Hợp đồng mở (OI) là gì?

Hợp đồng mở (OI)?


Hợp đồng mở hay còn gọi là OI là một khái niệm quan trọng trong giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.


OI dùng để chỉ tổng số lượng các hợp đồng mở vị thế mà chưa thanh lý hoặc đáo hạn. OI sẽ được tính bằng cách cộng tất cả các hợp đồng khi mở vị thế và trừ đi các hợp đồng khi đóng vị thế; và hãy nhớ rằng luôn có một bên mua và một bên bán trong một hợp đồng.


Ví dụ, giả sử có 3 nhà giao dịch là Tùng, Minh, Huy và Kha. Cả 4 nhà giao dịch này đều quan tâm đến một hợp đồng tương lai.


Tại ngày thứ 1, Tùng mua 1 hợp đồng từ Minh, tương ứng Minh cũng bán 1 hợp đồng. Điều này sẽ làm cho số lượng hợp đồng mở tăng lên 1, vì tất cả đều là những hợp đồng mới.


Ngày thứ 2, Huy quyết định gia nhập thị trường và bán 3 hợp đồng cho Kha. Lúc này vị thế mở tăng thêm 3, đây cũng là 3 hợp đồng mở mới. Như vậy số lượng hợp đồng mở lúc này là 4.


Ngày thứ 3, Minh quyết định đóng vị thế bằng cách mua 1 hợp đồng từ Kha. Như vậy, số lượng hợp đồng mở giảm tương ứng 1 hợp đồng, còn lại 3 hợp đồng mở.


Ngày thứ 4, một nhà đầu tư mới là Vy bước vào thị trường và bán 3 hợp đồng, còn Huy mua 3 hợp đồng. Lúc này số lượng hợp đồng mở không thay đổi, do không phát sinh hợp đồng mới, chỉ là sự chuyên giao giữa Huy và nhà đầu tư mới là Vy.


Ngày thứ 5, tất cả các bên còn vị thế mở là Tùng, Kha và nhà đầu tư Vy đóng hết vị thế của mình thì số lượng hợp đồng mở sẽ về mức 0. 


Những giao dịch vừa rồi được tóm tắt như bảng trên:

Thời gian

Hành động

Thay đổi OI

Tổng OI

Ngày 1

Tùng mua 1 (L), Minh bán 1 (S)

1

1

Ngày 2

Huy bán 3 (S), Kha mua 3 (L)

+ 3

4

Ngày 3

Minh mua 1 (L), Kha bán 1 (S)

- 1

3

Ngày 4

Nhà đầu tư Z bán 3 (S), Huy mua 3 (L)

0

3

Ngày 5

Nhà đầu tư Z mua 3 (L), Kha bán 2 (S) và Tùng bán 1 (S)

-3

0

OI được sử dụng như một chỉ báo để xác định tâm lý và sức mạnh của thị trường. Số lượng các hợp đồng mở hiện hữu sẽ thay đổi liên tục từ ngày này sang ngày khác, khác biệt so với lượng cổ phiếu đã được phát hành của một công ty trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu được phát hành không có sự thay đổi cho tới khi phát hành thêm hoặc mua lại.


Hợp đồng mở và khối lượng là những khái niệm có mối liên hệ với nhau. Vôn được hiểu là số lượng hợp đồng phái sinh được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định, thông thường là một ngày. Cứ mỗi một người mua và một người bán thì khối lượng tăng lên 1, nếu trong ngày có 400 hợp đồng được bán và 400 hợp đồng được mua thì khối lượng 400 chứ không phải là 800. 

Thời gian

Hành động

Tổng OI

Vol

Ngày 1

Tùng mua 1 (L), Minh bán 1 (S)

1

1

Ngày 2

Huy bán 3 (S), Kha mua 3 (L)

4

3

Ngày 3

Minh mua 1 (L), Kha bán 1 (S)

3

1

Ngày 4

Nhà đầu tư Z bán 3 (S), Huy mua 3 (L)

3

3

Ngày 5

Nhà đầu tư Z mua 3 (L), Kha bán 2 (S) và Tùng bán 1 (S)

0

3


Ở ngày số 4, Huy đang nắm 3 vị thế bán, và đóng lại bằng cách mua 3 vị thế mở mới của nhà đầu tư Vy. Hành động này mặc dù không làm thay đổi số lượng hợp đồng mở, vì chỉ là sự chuyển giao giữa Huy và nhà đầu tư Vy, không làm phát sinh thêm hợp đồng mới, nhưng đã làm tăng khối lượng trên thị trường lên 3, tức là có 3 hợp đồng phái sinh đã được giao dịch.


Trong ngày thì khối lượng chỉ có thể tăng, trong khi số lượng hợp đồng mở có thể tăng hoặc giảm bởi việc mở hoặc đóng vị thế của nhà đầu tư. Mặt khác, cần lưu ý khối lượng hôm nay có thể không liên quan đến khối lượng ngày mai, và điều này không đúng với số lượng hợp đồng mở.


Các nhà giao dịch có thể xem vị thế mở như sự chuyển dịch của dòng tiền vào/ra trên thị trường. Khi số lượng hợp đồng mở tăng lên cũng là lúc dòng tiền đi vào thị trường các hợp đồng tương lai và quyền chọn, còn khi số lượng hợp đồng mở giảm xuống cũng là lúc mà dòng tiền rời khỏi thị trường các hợp đồng tương lai và quyền chọn.


Phân tích hợp đồng mở (OI)


Các nhà phân tích thường sử dụng hợp đồng mở để xác định sức mạnh của xu hướng giá. Các hợp đồng mở tăng lên thường sẽ đồng thuận cho xu hướng hiện hữu, trong khi đó nếu các hợp đồng mở giảm đi có thể là một tín hiệu của xu hướng đang mất đi sức mạnh. Ý tưởng đằng sau là khi các nhà giao dịch vào vị thế sẽ khiến cho vị thế mở tăng lên, hỗ trợ cho xu hướng; trong khi đó các nhà giao dịch mất đi niềm tin vào xu hướng, họ sẽ rời thị trường và vì thế mà các hợp đồng mở giảm đi.


Dữ liệu về OI sẽ được công bố vào cuối mỗi ngày. Thêm vào đó thì cứ mỗi chiều thứ 6, CFTC (Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai) sẽ công bố báo cáo Commitment of Traders (COT). Đây là một báo cáo chi tiết hợp đồng mở được phân loại thành nhiều thành phần tham gia thị trường và cho biết họ đang giữ vị thế mua hay vị thế bán. Báo cáo này cũng cung cấp nhiều thông tin giá trị về các nhà sản xuất, các nhà thu mua, các nhà chế biến, người sử dụng, giao dịch hoán đổi và nhà quản lý tiền tệ đang làm gì trên thị trường đối với một hợp đồng tương lai.


Nguồn: Tổng hợp

 

Bài viết khác

Mối Liên Hệ Giữa Hàng Hóa Phái Sinh Và Cổ Phiếu (P.1)

Hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, giảm thiểu rủi ro nếu thị trường chứng khoán biến động.

Giải Mã Hợp Đồng Tương Lai Niêm Yết: Hiểu Rõ Vai Trò và Tác Động Trong Thị Trường Tài Chính

Hợp đồng tương lai niêm yết (listed derivatives) đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính ngày nay , mang lại những công cụ tiên tiến cho việc quản lý rủi ro, đầu cơ và đầu tư chiến lược.

Các Mốc Thời Gian Trong Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh

Tìm hiểu về các mốc thời gian quan trọng trong giao dịch hàng hóa

bottom of page