top of page
Library

Kiến thức cơ bản

Thị Trường Hàng Hóa Phái Sinh Là Gì?

Thị trường hàng hóa (Commodity Market) là gì?


Thị trường hàng hóa được định nghĩa là một thị trường diễn ra các hoạt động mua, bán và giao dịch các sản phẩm nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm thiết chính yếu khác.


Các hàng hóa thường được chia thành 2 loại chính: hàng hóa mềm (hard commodities) và hàng hóa cứng (soft commodities). Hàng hóa cứng bao gồm các tài nguyên thiên nhiên phải được đào hoặc khai thác như vàng, cao su và dầu mỏ. Trong khi đó, hàng hóa mềm là nông sản hoặc gia súc như ngô, lúa mì, cà phê, đường, đậu tương và thịt lợn.


Thị trường hàng hóa phái sinh hoạt động như thế nào?


Tại thị trường giao ngay, người mua và người bán sẽ dùng tiền mặt để nhận hàng vật chất. Nhưng trong thị trường hàng hóa phái sinh, người mua và người bán trao đổi tiền để có quyền chuyển giao các sản phẩm trong tương lai. Những người nắm giữ các công cụ phái sinh sẽ chuyển qua hoặc đóng các vị thế của họ trước khi hoạt động giao hàng diễn ra. Các hàng hóa được chuyển sang giao dịch phi tập trung và tùy chỉnh giữa các đối tác. Các hợp đồng tương lai và quyền chọn được niêm yết trên sàn giao dịch và đã được tiêu chuẩn hóa thì được quản lý chặt chẽ hơn.


Thị trường phái sinh liên quan đến các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và quyền chọn. Các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương là các hợp đồng phái sinh sử dụng các tài sản trên thị trường giao ngay làm tài sản cơ sở.


Các nhà giao dịch hàng hóa làm gì trên thị trường hàng hóa phái sinh.


Tùy thuộc vào mục đích giao dịch là gì mà thị trường có rất nhiều nhà giao dịch như mua hoặc bán một sản phẩm vật lý, bảo hiểm rủi ro, đầu cơ hoặc chênh lệch giá.


Các thành phần tham gia thị trường có thể là các nhà sản xuất và người tiêu dùng các sản phẩm đó, họ có thể sử dụng các công cụ phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho tiêu dùng hoặc sản xuất trong tương lai. Các nhà đầu cơ, nhà đầu tư và nhà kinh doanh chênh lệch giá cũng đóng một vai trò quan trọng trên các thị trường này.


Một số hàng hóa nhất định như kim loại quý được xem là một hàng rào tốt chống lạm phát và được xem như các lớp tài sản thay thế có thể giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư. Giá cả hàng hóa thường có xu hướng ngược chiều với cổ phiếu nên vì thế mà một số nhà đầu tư cũng dựa vào hàng hóa trong các thời kỳ mà thị trường biến động.


Trước đây, giao dịch hàng hóa đòi hỏi nhiều thời gian, tiền bạc và chuyên môn và chủ yếu chỉ giới hạn ở các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Ngày nay, có nhiều lựa chọn hơn để tham gia vào thị trường hàng hóa.


Các sàn giao dịch hàng hóa tiêu biểu trên thế giới


  • Tại Mỹ, các sàn giao dịch hàng hóa lớn được đặt tại Chicago, New York và một số địa điểm khác trong nước. với một số sàn giao dịch ở các địa điểm khác trong nước. Sàn Giao dịch Chicago (CBOT) được thành lập tại Chicago vào năm 1848, chủ yếu giao dịch các hợp đồng như ngô, vàng, bạc, đậu tương, lúa mì, yến mạch, gạo và ethanol.

  • Chicago Mercantile Exchange (CME) giao dịch các mặt hàng như sữa, bơ, thức ăn chăn nuôi, gia súc, bụng lợn, gỗ xẻ và thịt lợn nạc.

  • The New York Mercantile Exchange (NYMEX) giao dịch hàng hóa như dầu thô, vàng, bạc, đồng, nhôm, paladi, bạch kim, dầu sưởi, propan và điện.

  • Ngoài ra còn có Sàn Giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) là những sàn giao dịch hàng hóa quốc tế nổi bậc khác.


Bài viết khác

Mối Liên Hệ Giữa Hàng Hóa Phái Sinh Và Cổ Phiếu (P.1)

Hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, giảm thiểu rủi ro nếu thị trường chứng khoán biến động.

Giải Mã Hợp Đồng Tương Lai Niêm Yết: Hiểu Rõ Vai Trò và Tác Động Trong Thị Trường Tài Chính

Hợp đồng tương lai niêm yết (listed derivatives) đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính ngày nay , mang lại những công cụ tiên tiến cho việc quản lý rủi ro, đầu cơ và đầu tư chiến lược.

Các Mốc Thời Gian Trong Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh

Tìm hiểu về các mốc thời gian quan trọng trong giao dịch hàng hóa

bottom of page