top of page
Library

Kiến thức cơ bản

30+ Thuật Ngữ Dùng Trong Giao Dịch Hàng Hóa Phái Sinh

Giao dịch hàng hóa phái sinh là một lĩnh vực tài chính phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực yêu cầu người tham gia hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành để nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro. Trong bài viết dưới đây, SFVN sẽ giúp bạn làm quen với các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch hàng hóa phái sinh, giúp bạn tự tin hơn khi tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này.

Hiểu rõ thuật ngữ giao dịch hàng hóa phái sinh để nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro trên thị trường


Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?

Giao dịch hàng hóa phái sinh là việc mua bán các hợp đồng tài chính dựa trên giá trị của một loại hàng hóa cơ sở như nông sản (ngô, lúa mỳ), năng lượng (dầu thô, khí đốt tự nhiên), kim loại (bạc, bạch kim), hoặc các chỉ số tài chính khác. Thay vì mua bán hàng hoá thực, nhà đầu tư giao dịch các hợp đồng dựa trên giá trị của chúng. Thị trường hàng hoá phái sinh mang lại cho nhà đầu tư công cụ hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Giao dịch hàng hoá phái sinh là công cụ tài chính giúp giảm rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận mà không cần sở hữu hàng hoá thực


Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch hàng hóa phái sinh


1. Hàng hóa phái sinh

Hàng hóa phái sinh công cụ tài chính dựa trên giá trị hàng hóa cơ sở (như dầu, vàng, nông sản), cho phép mua bán với giá định trước nhằm giảm rủi ro giá hoặc đầu cơ lợi nhuận.


2. Hợp Đồng Phái Sinh

Hợp đồng phái sinh là hợp đồng tài chính có giá trị dựa trên giá của tài sản cơ sở như hàng hóa, chỉ số hoặc lãi suất. Hợp đồng phái sinh gồm hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn và hoán đổi, cho phép giao dịch hàng hóa với giá định sẵn trong tương lai.

>>> Xem thêm: Tổng quan về các loại hợp đồng phái sinh phổ biến


3. Hợp Đồng Kỳ Hạn (Forwards Contract)

Hợp đồng kỳ hạn giống hợp đồng tương lai nhưng thường được giao dịch ngoài sàn, tức phi tập trung (OTC) và có thể được điều chỉnh các điều khoản tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.

>>> Xem thêm: Hợp đồng kỳ hạn là gì? Lợi ích và ứng dụng trong đầu tư


4. Hợp Đồng Tương Lai (Futures Contract)

Cam kết mua hoặc bán hàng hóa với số lượng và giá đã thỏa thuận vào ngày cụ thể trong tương lai, phổ biến với các sản phẩm như dầu, vàng, và nông sản. 

>>> Xem thêm: Hợp đồng tương lai là gì? Tìm hiểu từ A đến Z cho nhà đầu tư


5. Hợp Đồng Quyền Chọn (Options Contract)

Hợp đồng cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, mua hoặc bán tài sản với giá đã định trong tương lai. Có hai loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán.

>>> Xem thêm: Hợp đồng quyền chọn là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết


6. Hợp Đồng Hoán Đổi (Swaps Contract)

Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận trao đổi dòng tiền hoặc tài sản giữa hai bên, thường áp dụng để hoán đổi lãi suất hoặc tiền tệ.

>>> Xem thêm: Hợp đồng hoán đổi là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết


7. Tài Sản Cơ Sở (Underlying Asset)

Là hàng hóa hoặc tài sản cụ thể làm cơ sở cho hợp đồng phái sinh, thường gồm nông sản, kim loại quý, và năng lượng.


8. Ký Quỹ (Margin)

Số tiền nhà đầu tư cần đặt cọc khi giao dịch phái sinh để đảm bảo khả năng thanh toán khi giá biến động bất lợi.


9. Thanh Lý (Liquidation)

Thanh lý là hành động đóng vị thế của một hợp đồng trước khi đến hạn. Thông qua thanh lý, nhà đầu tư có thể ngăn chặn rủi ro hoặc chốt lời tùy theo tình hình thị trường.


10. Khối Lượng Giao Dịch (Volume)

Khối lượng giao dịch là tổng số hợp đồng được mua bán trong một khoảng thời gian, thể hiện mức độ hoạt động của thị trường.


11. Giá Mở Cửa (Open Price)

Giá mở cửa là giá đầu tiên được ghi nhận khi bắt đầu phiên giao dịch. Đây là mốc giá quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng biến động của thị trường.


12. Giá Đóng Cửa (Close Price)

Giá đóng cửa là giá cuối cùng được ghi nhận khi kết thúc phiên giao dịch. Giá này thường được dùng để phân tích và dự đoán xu hướng trong ngày tiếp theo.


13. Đòn Bẩy (Leverage)

Đòn bẩy là công cụ giúp nhà đầu tư có thể giao dịch với số vốn lớn hơn số tiền họ thực sự sở hữu. Đòn bẩy có thể giúp tối ưu hóa lợi nhuận, nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao.


14. Giá thực hiện (Strike Price)

Giá strike là giá thỏa thuận trước trong hợp đồng quyền chọn, dùng để mua hoặc bán tài sản cơ sở vào ngày đáo hạn. Giá này giúp nhà đầu tư biết trước họ sẽ phải trả bao nhiêu hoặc nhận bao nhiêu khi thực hiện quyền chọn.


15. Ngày Đáo Hạn (Expiration Date)

Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng mà hợp đồng phái sinh có hiệu lực. Sau ngày này, hợp đồng sẽ được thanh toán hoặc hết giá trị tùy thuộc vào loại hợp đồng.


16. Chênh Lệch Giá (Spread)

Chênh lệch giá là sự khác biệt giữa giá mua và giá bán của một tài sản. Trong giao dịch phái sinh, spread là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch và lợi nhuận của nhà đầu tư.


17. Contango

Contango xảy ra khi giá hợp đồng tương lai các tháng giao dịch kỳ hạn gần thấp hơn giá các hợp đồng giao dịch các tháng kỳ hạn xa hơn. Thị trường contango phản ánh chênh lệch giá âm (discount basis) do giá giao ngay thấp hơn giá kỳ hạn.


18. Backwardation

Backwardation là trạng thái mà giá thị trường giao ngay hoặc giá của các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn tháng gần cao hơn giá các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn tháng xa. Thị trường backwardation phản ánh chênh lệch giá dương (premium basis).


19. Chênh Lệch Cơ Sở (Basis)

Chênh lệch cơ sở là chênh lệch giữa giá giao ngay của tài sản cơ sở và giá hợp đồng tương lai của cùng một loại hàng hóa hoặc của các hàng hóa có liên , giúp đánh giá mối quan hệ giữa hai thị trường này.


20. Phòng Ngừa Rủi Ro (Hedging)

Phòng ngừa rủi ro là kỹ thuật dùng hợp đồng phái sinh để giảm thiểu rủi ro giá cả, bảo vệ giá trị tài sản trước biến động thị trường.


21. Đầu Cơ (Speculation)

Đầu cơ là chiến lược tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá phái sinh, thường đi kèm rủi ro cao hơn nhưng lợi nhuận tiềm năng lớn.


22. Đánh Giá Theo Thị Trường (Mark to Market)

Đánh giá theo thị trường là đánh giá lại giá trị hợp đồng dựa trên giá thị trường cuối mỗi ngày để xác định lãi lỗ thực tế.


23. Vị Thế Mua (Long Position)

Vị thế mua là kỳ vọng giá hàng hóa tăng, nhà đầu tư mua hợp đồng phái sinh để hưởng lợi từ sự tăng giá này.


24. Vị Thế Bán (Short Position)

Vị thế bán là kỳ vọng giá hàng hóa giảm, nhà đầu tư bán hợp đồng phái sinh để hưởng lợi từ sự giảm giá.


25. Lượng Hợp Đồng Mở (Open Interest)

Lượng hợp đồng mở là tổng số hợp đồng phái sinh chưa được đóng, phản ánh mức độ hoạt động và xu hướng thị trường.


26. Yêu Cầu Ký Quỹ Bổ Sung (Margin Call)

Yêu cầu ký quỹ bổ sung là yêu cầu nạp thêm tiền ký quỹ khi giá trị hợp đồng giảm, để tránh vị thế bị thanh lý tự động.


27. Quy Mô Hợp Đồng (Contract Size)

Quy mô hợp đồng là số lượng hàng hóa trong một hợp đồng phái sinh, giúp tính toán chi phí và lợi nhuận.


28. Chuyển Kỳ Hạn (Roll Over)

Chuyển kỳ hạn là chuyển hợp đồng sắp đáo hạn sang hợp đồng kỳ hạn xa hơn, để duy trì vị thế đầu tư.


29. Giá Giao Ngay (Spot Price)

Giá giao ngay là giá hiện tại của hàng hóa trên thị trường, khác với giá tương lai do không tính chi phí lưu trữ.


30. Giá Trị Danh Nghĩa (Notional Value)

Giá trị danh nghĩa là tổng giá trị tài sản cơ sở của một hợp đồng phái sinh, giúp đánh giá quy mô và rủi ro hợp đồng.


31. Ký Quỹ Ban Đầu (Initial Margin)

Ký quỹ ban đầu là số tiền tối thiểu mà nhà đầu tư/khách hàng phải có trên tài khoản giao dịch để mở vị thế trong hợp đồng phái sinh.


32. Ký Quỹ Duy Trì (Maintenance Margin)

Ký quỹ duy trì là mức ký quỹ tối thiểu mà nhà đầu tư cần giữ để duy trì vị thế mở, nếu thấp hơn sẽ có Margin Call (yêu cầu nộp bổ sung ký quỹ bắt buộc).


Nắm rõ các thuật ngữ về phái sinh giúp tận dụng tối đa tiềm năng thị trường


Kết luận

Giao dịch hàng hoá phái sinh mang đến cơ hội lớn trong việc bảo vệ và gia tăng tài sản khi nhà đầu tư hiểu rõ các thuật ngữ và chiến lược liên quan. Đối với các cá nhân và doanh nghiệp muốn khai thác lợi thế từ thị trường phái sinh, hiểu rõ các công cụ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hoán đổi là yếu tố cần thiết.


Để bắt đầu hành trình giao dịch hàng hoá phái sinh an toàn và hiệu quả, hãy đăng ký tài khoản tại SFVN ngay hôm nay!


Bài viết khác

Lệnh Dừng Là Gì? Phân Loại Và Cách Sử Dụng Lệnh Stop Order

Khám phá "Lệnh dừng" là gì, cách phân loại và sử dụng lệnh Stop Order để bảo vệ tài khoản của bạn. Đọc ngay để nâng cao chiến lược đầu tư cùng SFVN.

Tổng Hợp Các Lệnh Giao Dịch Hàng Hoá Nhà Đầu Tư Nên Biết

Tìm hiểu tổng hợp các lệnh giao dịch hàng hóa cần biết để tối ưu hóa chiến lược đầu tư. Xem ngay để biết chiến lược giao dịch hiệu quả!

Giá Giao Ngay Là Gì ? Ví Dụ Và Ứng Dụng Trong Giao Dịch Hàng Hoá

Tìm hiểu giá giao ngay là gì và cách áp dụng trong giao dịch hàng hóa để tối ưu lợi nhuận. Đăng ký mở tài khoản tại SFVN ngay!

bottom of page