[GẠO] Giá Gạo Việt Rời Xa Đỉnh, Hàng Thái Lan Tái Chiếm Ngôi Đầu Thế Giới
2 thg 2, 2024
Sau một thời gian dài neo cao, giá gạo Việt bất ngờ giảm mạnh, rời xa đỉnh. Trong khi đó, giá gạo cùng loại của Thái Lan lại bật tăng, chiếm ngôi đầu thế giới.
Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam vọt tăng lên đỉnh lịch sử 663 USD/tấn và neo ở ngưỡng này trong một thời gian dài.
Theo đó, gạo Việt Nam có mức giá cao nhất trong top các quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 21/11/2023, giá gạo Việt cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt 78 USD/tấn và 85 USD/tấn.
Tuy nhiên, những phiên giao dịch gần đây, giá gạo 5% tấm của Việt Nam quay đầu giảm. Đến ngày 26/1, giá mặt hàng này còn 642 USD/tấn, tức giảm 21 USD/tấn so với mức đỉnh 663 USD/tấn.
Tương tự, gạo 25% tấm xuất khẩu của nước ta cũng giảm từ đỉnh 648 USD/tấn, về mức 614 USD/tấn.
Trái với đà giảm của gạo Việt Nam, gạo cùng loại của Thái Lan lại theo xu hướng tăng mạnh. Hôm 26/1, gạo Thái tăng lên ngưỡng 656 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Việt Nam 14 USD/tấn, hơn hàng Pakistan 18 USD/tấn.
Với mức giá này, Thái Lan đã vượt Việt Nam, đứng đầu danh sách các quốc gia có giá gạo xuất khẩu đắt đỏ nhất thế giới.
Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 1/2024, nước ta xuất khẩu hơn 194.000 tấn gạo, thu về 134,6 triệu USD.
Các dự báo gần đây cho thấy, năm nay giá gạo vẫn trên đà tăng do nguồn cung bị thắt chặt. Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo, còn nguồn cung từ các quốc gia châu Á suy giảm do tác động bởi El Nino. Trong khi, nhu cầu gạo tại nhiều quốc gia vẫn cao.
Mới đây, Indonesia thông báo mở thầu 500 ngàn tấn gạo trắng, giao hàng vào tháng 2-3/2024. Quốc gia này đã phê duyệt hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm nay.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng - Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), cho biết, sản lượng gạo toàn cầu có thể đạt kỷ lục gần 520 triệu tấn, đồng thời mức tiêu thụ cũng tiến sát 525 triệu tấn. Tức, thế giới sẽ thiếu hụt 5 triệu tấn gạo trong năm 2024.
Cùng với đó, lượng gạo tồn kho toàn cầu giảm, chỉ còn hơn 160 triệu tấn. Trong khi, nhu cầu nhập khẩu của các nước sẽ biến động. Một số quốc gia như Indonesia, Philippines, Trung Quốc... có nhu cầu nhập khẩu lượng gạo lớn. Ông Hoà cho rằng, đây là thời cơ tốt cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Trước những dự báo về giá gạo sẽ còn cao trong năm 2024, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường thông tin, dù diện tích lúa có xu hướng giảm nhưng kế hoạch sản xuất năm 2024, ngành trồng trọt vẫn đặt mục tiêu giữ vững diện tích gieo trồng lúa đạt 7,1 triệu ha, sản lượng lúa trên 43 triệu tấn; đảm bảo xuất khẩu từ 8 triệu tấn gạo trở lên.
Nguồn: Vietstock
Bài viết khác
Đồng đô la vẫn được hỗ trợ khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đang thúc đẩy nhu cầu đối với đô la như một tài sản trú ẩn.
Bản tin Kim loại ngày 04.10.2024
4 tháng 10, 2024
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu tiếp tục tăng mạnh 5% do lo ngại xung đột leo thang tại Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô.
Bản tin Kinh tế Tài chính ngày 04.10.2024
4 tháng 10, 2024
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua (3/10), thị trường năng lượng rực xanh, trong đó, giá dầu tăng vọt hơn 5% và đang hướng lên mốc 80 USD/thùng trong bối cảnh lo ngại xung đột lan rộng có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu thô toàn cầu.
Giá dầu tiếp tục ‘nóng’, giá nông sản đồng loạt giảm trước áp lực chốt lời
4 tháng 10, 2024
Related Post
Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.
Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.
Add a Title
Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.
Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.
Add a Title
Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.
Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.