top of page

Nguồn cung hạn chế, giá gạo xuất khẩu tiếp tục ghi nhận sự tăng giá

13 thg 5, 2024

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm được chào bán ở mức 587 USD/tấn vào ngày 10/5, tăng so với mức từ 577-580 USD/tấn của một tuần trước.


Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua hầu hết đi ngang, do nguồn cung vụ Hè Thu ở khu vực này chưa có nhiều. Gạo xuất khẩu tiếp tục ghi nhận sự tăng giá.


Tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, giá hầu hết các loại lúa duy trì ổn định như: OM 18 từ 7.800-8.000 đồng/kg, Nàng Hoa 9 có giá từ 7.600-7.700 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.800-8.000 đồng/kg, IR 50404 từ 7.400- 7.600 đồng/kg, OM 5451 từ 7.600-7.700 đồng/kg… Riêng Đài thơm 8 từ 7.800- 8.000 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.


Với mặt hàng gạo trên thị trường bán lẻ tại An Giang, gạo thường có giá từ 15.000 -16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài từ 19.000-20.000 đồng/kg; gạo Jasmine từ 17.000-19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 19.500 đồng/kg…


Hiện nhiều địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bước vào thu hoạch lúa Hè Thu, song diện tích thu hoạch vẫn ở mức nhỏ. Nguồn cung chưa nhiều.


Tại tỉnh Đồng Tháp, vụ lúa Hè Thu 2024, tỉnh xuống giống trên 118.700ha, đạt 63,65% so với kế hoạch, lúa chủ yếu đang giai đoạn mạ-trổ chín.


Bên cạnh đó, hàng nghìn hécta lúa Hè Thu cho thu hoạch sớm với năng suất hơn 7 tấn/ha và có những nơi đạt trên 8 tấn/ha. Người trồng lúa lãi từ 29-31 triệu đồng/ha, có những nơi lãi hơn 40 triệu đồng/ha.


Để thắng lợi vụ lúa Hè Thu và đảm bảo đủ nguồn nước cho hơn 180.000ha lúa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo đến ngành nông nghiệp và các ngành liên quan bằng các biện pháp chủ động đủ nước tưới.


Tỉnh Sóc Trăng cho biết theo kế hoạch vụ lúa Hè Thu năm 2024 tỉnh gieo sạ 139.360ha, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã gieo sạ trên 35.000ha, chủ yếu các vùng đất trũng chủ động được nguồn nước.


Đối với những khu vực bị hạn mặn ngành chức năng đang khuyến cáo người dân chậm gieo sạ từ 20-30 ngày khi đã xuất hiện mưa trên diện rộng hoặc có nguồn nước ngọt bảo đảm cung cấp ổn định mới sản xuất.


Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm được chào bán ở mức 587 USD/tấn vào ngày 10/5, tăng so với mức từ 577-580 USD/tấn của một tuần trước.


Thu hoạch lúa Đông Xuân ở Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam, tỉnh Tiền Giang. (Ảnh: Minh Trí/ TTXVN)


Một thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá tăng do nguồn cung trong nước hạn chế khi vụ thu hoạch chính tại Đồng bằng sông Cửu Long đã kết thúc. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch yếu do chi phí vận chuyển cao và giá xuất khẩu cao.


Cũng chung xu hướng đó, giá gạo tại các nước xuất khẩu hàng đầu châu Á đã tăng trong tuần qua do nhu cầu tăng, trong khi đồng baht mạnh lên đẩy giá gạo Thái Lan chạm mức cao nhất trong gần hai tháng


Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng nhẹ lên 600 USD/tấn so với mức giá dao động từ 588-595 USD/tấn của tuần trước.


Các thương nhân cho rằng sự gia tăng này là do biến động của tỷ giá hối đoái. Một thương nhân ở Bangkok cho biết: "Nhu cầu không phải là vấn đề trong năm nay, chúng tôi chỉ cần đủ nguồn cung," đồng thời nói thêm rằng các thị trường chính của gạo Thái Lan bao gồm Indonesia và Philippines.


Một thương nhân khác cho biết, thị trường đang dự đoán sẽ có thêm nguồn cung gạo vào khoảng tháng Sáu và tháng Bảy.


Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu, được chào bán ở mức từ 531-539 USD/tấn trong tuần qua, tăng so với mức từ 528-536 USD/tấn của tuần trước.


Một nhà xuất khẩu ở bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ, cho biết: "Nhu cầu từ các nước châu Phi tăng nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn mức bình thường."


Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ lương thực Bangladesh mới đây cho biết nước này không cần nhập khẩu gạo trong năm nay, tương tự như năm ngoái. Tuy nhiên, chính phủ vẫn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát giá gạo nội địa, dù sản lượng và lượng dự trữ đều ở mức khả quan.


Về thị trường nông sản Mỹ, giá ngô kỳ hạn tại Chicago tăng trong phiên 10/5 sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo lượng ngô dự trữ của nước này thấp hơn dự đoán của thị trường.


Giá đậu tương cũng tăng trong bối cảnh thị trường lo ngại về thiệt hại do thời tiết đối với vụ mùa của Brazil. Trong khi đó, giá lúa mỳ kỳ hạn tăng lên mức cao nhất 9 tháng do các vùng trồng lúa mỳ của Nga vừa phải hứng chịu sương giá.


Khép lại phiên 10/5, giá ngô thuộc hợp đồng giao tháng Bảy trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng 13,25 xu Mỹ, lên 4,6975 USD/bushel, trong khi giá đậu tương giao cùng kỳ tăng 10,5 xu Mỹ lên 12,19 USD/bushel.


Giá lúa mỳ giao tháng Bảy kết thúc phiên tăng 26 xu Mỹ lên 6,635 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2kg; 1 bushel ngô = 25,4kg).USDA ngày 10/5 cho biết, sản lượng ngô vụ này được dự đoán sẽ đạt mức cao thứ tư từ trước đến nay và lượng ngô dự trữ sẽ tăng lên mức cao nhất sáu năm, nhưng triển vọng này vẫn thấp hơn dự đoán của giới phân tích.


Trong khi đó, dự trữ đậu tương được cho là đang ở mức cao nhất 5 năm qua. Các nhà phân tích cho biết, tâm lý lo ngại về thiệt hại mùa màng do lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul của Brazil và các cuộc đình công tại các cảng xuất khẩu ngũ cốc và nhà máy nghiền ở Argentina cũng giúp giá duy trì ở mức ổn định.


Nông dân Đắk Lắk thu hoạch càphê niên vụ 2023-2024. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)


Về thị trường càphê thế giới, trong phiên giao dịch ngày 10/5, sau ba phiên tăng liên tiếp, giá càphê Arabica quay đầu giảm nhẹ, trong khi giá càphê Robusta tăng ở kỳ hạn tháng Bảy, giảm ở kỳ hạn tháng Chín.


Kết thúc phiên giao dịch 10/5, giá càphê Robusta giao tháng 7/2024 tại London tăng 1 USD/tấn lên 3.440 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 9/2024 giảm 2 USD/tấn xuống 3.362 USD/tấn.


Giá càphê Arabica giao tháng 7/2024 giảm 0,3 xu Mỹ/pound xuống 201,15 xu Mỹ/pound, kỳ hạn giao tháng 9/2024 giảm 0,05 xu Mỹ/pound xuống 199,95 xu Mỹ/pound. (1 pound bằng khoảng 0,45 kg).


Còn tại Việt Nam, giá cà phê ngày 11/5 dao động trong khoảng 99.500-100.000 đồng/kg. Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), càphê được thu mua ở mức 99.000 đồng/kg.


Còn giá càphê tại tỉnh Kon Tum ở mức 99.500 đồng/kg.Đầu tháng 5/2024, giá càphê tại Việt Nam và giá càphê Robusta quay đầu giảm mạnh từ mức đỉnh lịch sử. Giá càphê Robusta đánh mất 18% chỉ trong một tuần giao dịch.


Giá càphê tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt quay về dưới mốc 100.000 đồng/kg, đánh mất gần 30% so với mức đỉnh lịch sử vào cuối tháng 4/2024.


Giá càphê giảm chủ yếu do ảnh hưởng từ hoạt động thanh lý của các quỹ đầu cơ, kết hợp cùng sự chuyển hướng tích cực về nguồn cung càphê tại một số quốc gia sản xuất lớn.


Ngoài ra, Brazil bắt đầu thu hoạch, tồn kho tăng, thông tin xuất khẩu toàn cầu tăng, thời tiết có lợi hơn, là những lý do chính kéo giá càphê giảm mạnh từ đầu tháng này./.


Nguồn: Vietstock

Bài viết khác

Đồng đô la vẫn được hỗ trợ khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đang thúc đẩy nhu cầu đối với đô la như một tài sản trú ẩn.

Bản tin Kim loại ngày 04.10.2024

4 tháng 10, 2024

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu tiếp tục tăng mạnh 5% do lo ngại xung đột leo thang tại Trung Đông có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu thô.

Bản tin Kinh tế Tài chính ngày 04.10.2024

4 tháng 10, 2024

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua (3/10), thị trường năng lượng rực xanh, trong đó, giá dầu tăng vọt hơn 5% và đang hướng lên mốc 80 USD/thùng trong bối cảnh lo ngại xung đột lan rộng có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu thô toàn cầu.

Giá dầu tiếp tục ‘nóng’, giá nông sản đồng loạt giảm trước áp lực chốt lời

4 tháng 10, 2024

Related Post

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add a Title

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add a Title

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add paragraph text. Click “Edit Text” to update the font, size and more. To change and reuse text themes, go to Site Styles.

Add a Title

bottom of page